3 Trường Đại Học Nghệ Thuật ở Nước Đức
Tháng Mười 6, 2022
Điều Kiện Nhập Cư ở Nước Đức
Tháng Mười 10, 2022

Những Điều Kiện Nhập Cư tại Nước Đức

Những Điều Kiện Nhập Cư tại Nước Đức

Xem các khóa học chinh phục tiếng Đức của Hallo trung tâm tiếng Đức uy tín và tốt nhất ở TPHCM

Trong số các quốc gia ở Châu Âu, Đức được coi là điểm đến lý tưởng không chỉ cho mục đích du lịch mà còn để du học. Đối với nhiều người khi đến Đức để du học hay làm việc, mục tiêu vô cùng quan trọng chính là cơ hội định cư Đức lâu dài. Nhưng trước tiên chúng ta cần hiểu về điều kiện dựa vào luật nhập cư mới nhất của Đức.
1. Đối với người đi làm:
+ Người lao động phải có một chứng chỉ đào tạo nghề được nước Đức công nhận. Hoặc nếu có chứng chỉ đào tạo nghề của nước ngoài thì người lao động có thể sang Đức tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ để được công nhận chứng chỉ đào tạo nghề của mình tại Đức.
+ Người lao động phải tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình trong thời gian tìm việc làm tại Đức. Những người lao động có chứng chỉ đào tạo nghề, được công nhận được phép lưu trú 6 tháng tại Đức để tìm việc làm. Nếu sau 6 tháng không tìm được việc làm thì lại phải xuất cảnh về nước.
+ Có một tài khoản riêng nhằm chứng minh khả năng tài chính đảm bảo được cuộc sống của mình trong thời gian tìm việc và chỉ sử dụng cho mục đích đó.
+ Có bảo hiểm y tế và có chỗ. Khi đã tìm được chỗ làm việc thì lương phải đảm bảo đủ nuôi sống bản thân mình, Dỡ bỏ rào cản bảo vệ việc ưu tiên việc làm cho người Đức và công dân châu âu. Bộ lao động sẽ bỏ thủ tục kiểm tra xem chỗ làm mà những người này có hợp đồng lao động có người Đức hay công dân châu âu muốn làm hay không.
+ Để tránh gánh nặng cho cơ quan bảo hiểm xã hội, những người nhập cư có độ tuổi trên 45, nếu muốn nhập cư thì phải có một hợp đồng lao động với mức lương hàng tháng tối thiểu là 3.685 Euro (chưa trừ thuế) . Hoặc người đó phải chứng minh được họ tự đảm bảo được cuộc sống của mình lúc tuổi già.
2. Đối với du học sinh và du học nghề Đức
+ Không cần chứng mình tình trạng hôn nhân , trình độ tiếng Đức, tối thiểu  là bằng B1.
+ Những người dưới 25 tuổi cũng có thể đệ đơn xin nhập cảnh với thời hạn 6 tháng hoặc 9 tháng để tìm cơ sở đào tạo nghề hoặc chỗ học đại học.
+ Hợp đồng lao động và công việc liên quan tới bảo hiểm xã hội phải đảm bảo tối thiểu 35 giờ làm việc trong một tuần.
+ Những người có bằng đại học hoặc bằng đào tạo nghề với thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Nếu bằng cấp của họ được cơ quan có thẩm quyền ở Đức công nhận (tức là phải làm thủ tục đặt đơn xin công nhận bằng cấp của Việt Nam tại cơ quan nhà nước Đức). Thì được phép đặt đơn xin sang Đức làm việc hoặc tìm việc.
+ Được phép đặt đơn xin vào định cư vĩnh viễn sau 02 năm đi làm. Đối với những người hoàn thành việc học nghề trên nước Đức. Thay vì sau 3,5 năm đi làm trên nước Đức như trước đây. Chỉ áp dụng với học nghề loại 03 năm.
Ngoài ra, sau khi nhập cư vào Đức, nếu bạn muốn định cư tại Đức bạn cần thực hiện những điều sau
Theo Điều 10 Luật quốc tịch Đức (STAG), người đệ đơn vào quốc tịch Đức phải đủ các điều kiện sau:
1. Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên.
2. Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình.
3. Đủ điều kiện nhà ở theo quy định.
4. Đóng bảo hiểm y tế.
5. Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức.
6. Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest).
7. Không phạm tội tại CHLB Đức .
8. Thừa nhận luật pháp CHLB Đức
9. Từ bỏ quốc tịch mình đang có.
Tuy nhiên theo điều 9-8 Luật quốc tịch (StAG) Nếu có vợ hoặc chồng là công dân Đức thì chỉ cần có thời gian cư trú hợp pháp tại CHLB Đức ít nhất là 3 năm và có 2 năm chung sống là hôn thú với nhau.
Như vậy, nếu bạn muốn sang Đức định cư thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Nước Đức được mệnh danh là “trái tim Châu Âu”, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại. Cũng không phải dĩ nhiên mà quốc gia này lại được nhiều người yêu quý và mong muốn đặt chân đến đây, Đức luôn mở rộng cánh cửa cho các du học sinh ngoại quốc và lao động nước ngoài đến đây để làm việc, cống hiến, vì vậy để có quốc tịch Đức và được định cư lâu dài tại đây thì bạn cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định đồng nghĩa với việc phải chấp nhận từ bỏ quốc tịch hiện có của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *